Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tâm lý - Xã hội
Giảng viên ở Anh sống trong lều vì không có tiền thuê nhà
Giáo dục đại học là một trong những lĩnh vực bấp bênh nhất của nền kinh tế Vương quốc Anh. Đối với nhiều người, đó là cuộc đấu tranh khó khăn để tồn tại.

Giống như nhiều nghiên cứu sinh, Aimeé Lê (người Mỹ) cần công việc giảng viên tiếng Anh, được trả lương theo giờ, để trụ vững.

Tuy nhiên, điều mà sinh viên của Lê không bao giờ đoán được là trong suốt 2 năm giảng dạy họ, cô sống trong một căn lều, theo The Guardian.

Lê không còn lựa chọn nào khác khi phải đối mặt với chi phí leo thang trong năm thứ 3 học tiến sĩ tại trường Royal Holloway, Đại học London, Vương quốc Anh. Cô không thể thuê nhà và trang trải sinh hoạt phí bằng thu nhập từ công việc nghiên cứu, giảng dạy.

“Đó là căn lều đơn, nhỏ và rất lạnh. Có những ngày thức dậy, tôi thấy lều bị tuyết phủ kín. Khi không làm việc, tôi học cách chặt củi hoặc nhóm lửa”, cô nhớ lại.

Lê cất sách tại văn phòng nghiên cứu sinh để không bị hỏng và tắm ở trường đại học. Cô nói với cha mẹ rằng mình sống trong trang trại sinh thái để họ không lo lắng.

Lê cũng không trình bày hoàn cảnh khó khăn với trường đại học.

Cô chấp nhận sống hai mặt vì sợ rằng danh tiếng và sự nghiệp bị ảnh hưởng nếu mọi người biết mình là người vô gia cư.

“Tôi nhận được đánh giá tốt từ sinh viên, thậm chí từng tổ chức hội nghị quốc tế. Tôi làm việc với tiêu chuẩn rất cao và cực kỳ tập trung”, Lê nói.

Ngày càng khó khăn

Hiệp hội các trường Đại học và Cao đẳng (UCU) cho biết hoàn cảnh của nhiều học giả trẻ, những người khao khát có được chỗ đứng vững chắc trên nấc thang sự nghiệp, đang ngày càng trở nên tồi tệ.

Nhân viên tại 146 cơ sở giáo dục đại học vừa bỏ phiếu về việc có nên đình công một lần nữa hay không, có thể trước Giáng sinh, vì bị trả lương không công bằng, khối lượng công việc quá tải và hợp đồng thời vụ.

“Các sinh viên nghĩ giảng viên như tôi đều làm việc theo hợp đồng chính thức. Tôi nói với họ là không phải như vậy. Thế nhưng, tôi nghĩ việc tiết lộ mình đang sống vất vưởng là điều quá khó”, Lê nói.

Nghiên cứu được công bố trong tháng này cho thấy gần một nửa số cố vấn học tập ở trường đại học chỉ là nhân viên thời vụ. UCU cho biết đây là câu chuyện quen thuộc trên khắp Vương quốc Anh.

Aimeé Lê nhận được học bổng 16.000 bảng Anh/năm cho 3 năm học tiến sĩ về các nhóm dân tộc thiểu số trong văn học Mỹ tại trường Royal Holloway. Cô cũng có học bổng từ Mỹ trong năm đầu tiên.

Tuy nhiên, với tư cách là sinh viên quốc tế, Lê phải trả học phí 8.000 bảng/năm cho trường đại học. Do đó, cô có 12.000 bảng/năm (đã bao gồm tiền lương giảng dạy) để sống.

Lê thực sự lao đao khi ký túc xá giá rẻ mà cô ở đóng cửa để cải tạo vào cuối năm 2. Cô không đủ khả năng kiếm thêm 3.000 bảng/năm để trang trải tiền thuê nhà.

Quyết tâm không bỏ học, cô mượn lều của một người bạn.

Ban đầu, Lê rất sợ hãi khi phải ở một mình. Suốt 2 năm sau đó, cô bám vào hy vọng có cuộc sống ổn định sau khi tốt nghiệp tiến sĩ.

Lê biết mình có thể vẫn phải ký hợp đồng làm việc có thời hạn nhưng sẽ đều đặn và không còn phải lo về vấn đề nhà ở an toàn.

Giờ đây, Lê cảm thấy sự lạc quan của mình đã đặt nhầm chỗ.

Lấy bằng tiến sĩ vào năm 2018, cô vừa dạy kèm cho sinh viên, vừa làm việc tại vườn bách thảo để kiếm sống trước khi ký hợp đồng 2 năm giảng dạy môn Viết sáng tạo tại Đại học Exeter.

Lê hiện sống với cha mẹ và lao vào tìm việc từ tháng 4 dù chưa thất nghiệp.

“Tôi không biết chuyện gì sẽ đến. Tôi trải qua nhiều cuộc phỏng vấn, trong đó có cả Cambridge gần đây. Tôi cảm thấy thực sự lo lắng”, cô nói.

Lê không biết việc mình cố bám trụ có đúng hay không. Điều trớ trêu là cô nghĩ bản thân rất phù hợp với công việc giảng dạy.

Trường Royal Holloway không biết rằng Lê gặp khó khăn về tài chính.

“Chúng tôi có đội ngũ cố vấn tận tâm để hỗ trợ sinh viên, bao gồm cả nghiên cứu sinh, về sức khỏe và tài chính. Các dịch vụ bao gồm tư vấn miễn phí, trợ giúp khủng hoảng và cung cấp thông tin về nguồn tài trợ mà sinh viên có thể đủ điều kiện nhận”, một phát ngôn viên cho biết.

Bấp bênh

Vicky Blake, chủ tịch UCU, nhận định: “Nhiều người vẫn sốc khi biết rằng giáo dục đại học là một trong những lĩnh vực bấp bênh nhất trong nền kinh tế Anh. Có ít nhất 75.000 nhân viên đang làm việc theo hợp đồng thời vụ. Họ là những người lao động bị bóc lột, trả lương thấp và thường bị đội ngũ quản lý cấp cao đẩy đến bờ vực”.

Các nghiên cứu của Hiệp hội cho thấy 1/3 số học giả được tuyển dụng theo hợp đồng có thời hạn, 41% giảng dạy theo hình thức trả lương theo giờ. Phụ nữ và nhân viên người da đen, châu Á và dân tộc thiểu số có nhiều khả năng được tuyển dụng không chính thức.

Jasmine Warren, giảng viên Tâm lý học bán thời gian kiêm nghiên cứu sinh tại Đại học Liverpool, nói: “Là nữ giới đang hoàn thành chương trình tiến sĩ và lao thẳng vào những hợp đồng làm việc bấp bênh, mọi người cần tự đặt câu hỏi: Bao giờ thì tôi sẵn sàng lập gia đình? Đến khi nào tôi có thể mua nhà? Gần đây, tôi không thấy bất kỳ vị trí tuyển dụng giảng viên đại học nào có hợp đồng hơn một năm. Chúng tôi được kỳ vọng sẽ chấp nhận điều này như lẽ thường”.

Sian Jones phải ngủ nhờ trên sàn nhà của bạn bè suốt 6 tháng khi vừa học tiến sĩ, vừa giảng dạy Lịch sử với mức lương 15 bảng/giờ tại trường đại học thuộc Russell Group.

Jones là người khuyết tật. Trong năm thứ 3 của chương trình tiến sĩ, nguồn tài trợ bị đóng băng khi cô phải nghỉ một tháng hậu phẫu thuật.

Ít lâu sau, Jones bỏ nhà ra đi vì bạo lực gia đình. Cô không đủ tiền đặt cọc hoặc thuê nhà.

“Đó là khoảng thời gian thực sự khó khăn. Tôi vừa tiếp tục giảng dạy, vừa hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh trong khi không có nơi nào để sống. Tôi bị rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD) nghiêm trọng”, cô nhớ lại.

Jones cuối cùng lấy được bằng tiến sĩ trong khi làm hai công việc giảng dạy tại hai cơ sở giáo dục.

“Hiện tôi là một trong những người may mắn vì có hợp đồng 3 năm. Rốt cuộc, tôi có thể thư giãn một chút. Nhưng cứ nghĩ đến 2,5 năm nữa lại lâm vào cảnh thất nghiệp là điều rất đáng sợ”, cô nói.

Raj Jethwa, giám đốc điều hành của Hiệp hội Nhà tuyển dụng các trường Đại học và Cao đẳng (UCEA), cho biết: “Mặc dù UCU liên tục từ chối cơ hội làm việc với các nhà tuyển dụng trong lĩnh vực quan trọng này, các nhà tuyển dụng vẫn tiếp tục nỗ lực để giảm sự phụ thuộc của ngành vào các hợp đồng có thời hạn”.

Ông nói rằng trong 5 năm qua, các hợp đồng học thuật có thời hạn đã giảm. Phần lớn việc giảng dạy được thực hiện bởi các nhân viên có hợp đồng không hạn chế.

“Thật đáng thất vọng khi UCU đang khuyến khích các thành viên của mình thực hiện hành động gây tổn hại cho ngành, dẫn đến sự gián đoạn trong việc giảng dạy và học tập cho sinh viên vốn đã phải chịu đựng rất nhiều biến động gần đây”, giám đốc điều hành của UCEA nói.
DanQuyen.com (Theo zingnews.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Tại sao nhiều người cho rằng không nên ghép 2 nải chuối để thắp hương? (23-04-2024)
    MC Thảo Vân gặp tai nạn giao thông trong lúc cầm lái xe ô tô (19-04-2024)
    Mang 4kg vàng ra ngân hàng bán, người phụ nữ bất ngờ bị cảnh sát điều tra: Chân tướng vụ án trộm cắp 3 năm trước được vạch trần (12-04-2024)
    Xin tinh trùng để làm mẹ đơn thân (12-04-2024)
    Người nước ngoài rời khỏi hiện trường sau khi tông chết người (04-04-2024)
    Đàn bà sướng hay khổ chỉ cần nhìn 4 điểm này, không phải nhan sắc (31-03-2024)
    Bạn gái cũ của Elon Musk có tình mới (24-03-2024)
    Nhan sắc vạn người mê của cô gái có tướng 'vượng phu' đang nổi rần rần trên mạng xã hội (23-03-2024)
    Người phụ nữ bị bắt vì đổ xăng miễn phí suốt 6 tháng (17-03-2024)
    Bí mật trong tủ quần áo của người đàn bà tố chồng theo nhân tình: Phát hiện kinh hoàng (15-03-2024)
    Đẩy cửa nhà tắm, tôi lặng người khi thấy thân thể không trọn vẹn của vợ và giờ đã hiểu lý do cô ấy luôn thiếu tự tin đến thế (14-03-2024)
    Chấp nhận đi nhặt rác và ăn đồ thừa để dành tiền cho con đi du học, cụ ông tan nát cõi lòng với câu nói của cô con gái (09-03-2024)
    Cụ ông 80 tuổi vẫn lang thang đi nhặt rác, số tài sản 'khủng' trong tay khiến ai cũng giật mình (08-03-2024)
    Vợ mang bó hoa 8/3 về, chồng ghen tuông rồi xấu hổ khi biết nguồn gốc (07-03-2024)
    Những thứ không nên nhặt ngoài đường mang về nhà kẻo vận xui đeo bám, mang họa vào thân (06-03-2024)
    4 mẹo làm sạch mùi hôi và nhớt của khăn mặt khi dùng lâu (04-03-2024)
    Anh trai tôi cầu hôn bạn gái giữa đám đông nhưng không ngờ lại nhận về 2 cái tát (27-02-2024)
    Hùng hổ gọi anh trai về cùng để bắt quả tang chị dâu làm chuyện khuất tất, nhưng khi cánh cửa mở ra, người xấu hổ lại là tôi (26-02-2024)
    Đến nhà tôi ra mắt bố mẹ, bạn trai chỉ nói vài câu mà bố tôi sa sầm mặt, ép tôi chia tay (25-02-2024)
    Con gái Mark Zuckerberg nghĩ bố chăn bò để kiếm sống (19-02-2024)

Các bài viết cũ:
    Công chúa Nhật Bản kết hôn, từ bỏ cuộc sống hoàng gia (26-10-2021)
    Giới trẻ Singapore tìm đến rượu để quên cuộc sống thật (25-10-2021)
    Phát hiện 5 thi thể trong lúc truy tìm nghi phạm sát hại hotgirl Instagram (21-10-2021)
    Kỳ lạ chiếc ô tô đậu lơ lửng trên nóc nhà chờ xe buýt (18-10-2021)
    Phụ nữ Ấn Độ: Nhiều người ngậm đắng vì bị chồng bỏ rơi ở nước ngoài (16-10-2021)
    Singapore: Giúp việc trộm 200 triệu đồng của gia chủ để mua hàng hiệu, iPhone 12 (06-10-2021)
    Ở nhà trông con, ông bố Singapore rơi vào trầm cảm (05-10-2021)
    Người phụ nữ gãy xương đùi, mất khả năng đi vì tập yoga sai tư thế (04-10-2021)
    Không có chuyện cổ tích dành cho công chúa Nhật Bản (04-10-2021)
    Quốc gia có chiều cao 'khủng' nhất thế giới đang thấp đi (19-09-2021)
    Áo: Con trai 66 tuổi ướp xác mẹ, giấu trong tầng hầm để nhận tiền trợ cấp (10-09-2021)
    Người phụ nữ bị cấm đến sở thú vì có quan hệ tình cảm với tinh tinh (24-08-2021)
    Báo chí Anh: Nữ hoàng sẵn sàng cho 'cuộc chiến pháp lý' về cuốn hồi ký của Hoàng tử Harry (22-08-2021)
    Cô gái Pakistan bị quấy rối tập thể khi quay video TikTok (19-08-2021)
    Hình ảnh mới nhất của Kim Ngân ở Mỹ: Đói lả, ngủ bên vệ đường (18-08-2021)
    Những đứa trẻ bị lạm dụng tình dục bởi chính người thân (17-08-2021)
    Phụ nữ Ấn Độ bị chỉ trích, đánh chết vì mặc quần jeans (12-08-2021)
    Môi giới mại dâm, Seungri của nhóm Big Bang bị kết án 3 năm tù (12-08-2021)
    Thống đốc New York: Từ người hùng chống COVID-19 đến bê bối quấy rối tình dục (11-08-2021)
    Thảm dệt: 'Kho báu' trong nền văn hóa Azerbaijan (10-08-2021)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152768411.